Như các động cơ máy bơm nước, máy điều hòa nhiệt độ..v..v..Bạn sẽ thấy một tụ khá lớn, được kết nối với các đầu dây ra của mô-tơ. Thông thường, người ta gọi các tụ này là “capa đề” (tụ đề) hoặc “capa ngậm” (tụ ngậm). Chữ “capa” được xuất phát từ tiếng Anh là “capacitor” (nghĩa là tụ điện). Cần phân biệt được các loại tụ này và đọc đúng giá trị để chọn mua thay thế, nếu chọn sai, mô-tơ sẽ không đạt được hiệu suất làm việc tối ưu hoặc tụ sẽ bị hỏng ngay khi vừa thay vào.
– Tụ điện cho phép điện áp xoay chiều đi qua, đồng thời ngăn điện áp 1 chiều lại. Vì thế nó được dùng để truyền tín hiệu giữa các tầng khuếch đại có chênh lệch điện áp
– Lọc điện áp xoay chiều sau khi đã loại bỏ pha âm thành điện áp 1 chiều bằng phẳng
– Với điện xoay chiều thì tụ sẽ dẫn điện còn với điện một chiều thì tụ lại trở thành tụ lọc.
Tụ ngậm thường được chế tạo bằng vật liệu phim polypropylene và không phân cực. Tụ được thiết kế để làm việc liên tục trong suốt thời gian hoạt động của mô-tơ. Thông thường, giá trị của tụ ngậm thay đổi từ 1.5 ~ 100 microfarads (uF hoặc mfd), với điện áp làm việc từ 370V đến 440V. Động cơ điện một pha thường dùng tụ này để làm lệch pha điện áp đặt cuộn dây thứ hai và đồng thời đảm bảo hiệu suất hoạt động của mô-tơ.
Tụ đề thường là tụ không phân cực. Tụ đề có nhiệm vụ tăng mô-men (moment) khởi động cho mô-tơ trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời, cho phép mô-tơ có thể dừng và chạy một cách nhanh chóng. Tụ đề có giá trị điện dung từ 25 ~ 30 microfaras (khi làm việc ở 220V), khi điện dung từ 70 microfaras (uF) trở lên sẽ có 4 mức điện áp làm việc là: 125V, 165V, 250V và 330V.